Điều hòa nhiệt độ gần như là thiết bị không thể thiếu với mỗi căn hộ gia đình, cơ quan hay các quán xá ... Sau một quãng thời gian dài sử dụng, người dùng cần lưu ý vệ sinh điều hòa định kì nếu không sẽ dễ gây hư hỏng nặng. Nhất là vào mùa nóng, các cơ sở bảo dưỡng gần như là full kín lịch, dẫn đến giá thành cho hoạt động vệ sinh, bảo dưỡng cũng tăng cao. Để tiết kiệm chi phí, chúng ta cần học cách bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa đúng cách để tăng tuổi thọ và chủ động hơn trong cuộc sống
Khi gặp những dấu hiệu dưới đây, bạn nên kiểm tra, thực hiện việc vệ sinh điều hòa
Tự vệ sinh điều hòa là việc không quá khó. Tuy nhiên để có thể tự thực hiện công việc tại nhà, cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ dưới đây
- Máy xịt rửa điều hòa : Đây thực chất là loại máy rửa xe mini với áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng, giàn lạnh rất hiệu quả. Cách sử dụng máy bơm xịt rửa điều hòa này rất đơn giản, chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước, đầu kia bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần. Nếu bạn không có bơm tăng áp thì bình xịt kính, bình tưới cây cũng có thể sử dụng tương đối hiệu quả.
Tham khảo thêm : Máy xịt rửa điều hòa
- Túi đựng nước bẩn : Ở nhà bạn có thể sử dụng túi nilong lớn, hoặc chế áo mưa thành 1 túi lớn sao cho có thể chứa nước bẩn trong quá trình xịt rửa giàn lạnh trong nhà. Các dịch vụ họ sử dụng máng tôn hoặc túi hứng nước bẩn với chiều dài tương đương với giàn lạnh và có thể treo cố định vào giàn lạnh để hứng nước bẩn trong quá trình xịt rửa.
- Tuốc-nơ-vít dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.
- Nguồn nước sạch để xịt rửa, không cần pha thêm chất tẩy rửa nếu máy không quá bụi bẩn.
- Giẻ sạch hoặc túi nilon dùng để ngăn không cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây hỏng.
- Dung dịch xà bông để lau chùi bề mặt lớp vỏ ngoài
Lưới lọc là bộ phận ngăn chặn bụi, lọc không khí .Thông thường, bạn nên rửa sạch lưới lọc không khí 2 tuần 1 lần.
Cách làm: Tháo mặt trước của dàn lạnh rồi rút lưới ra. Sau đó, sử dụng máy bơm xịt rửa điều hòa hoặc vòi xịt vệ sinh để rửa sạch lưới lọc. Vì lưới lọc làm bằng nilon nên không được dùng nước nóng trên 40 độ C để rửa và sấy vì sẽ làm nó bị biến dạng. Cuối cùng, bạn để lưới khô hẳn rồi lắp trở lại máy. Khi phun nước rửa nhớ phun mặt phải để những bụi bẩn rơi ra từ mặt trái của lưới lọc.
Để vệ sinh điều hòa dàn lạnh,trước hết, bạn dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bị bắn vào và treo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước.
Tiếp đó, bạn dùng máy bơm tăng áp hoặc bình xịt nước áp lực xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh một cách từ từ. Lưu ý: Chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt và các bộ phận khác sẽ làm hỏng máy.
Công việc này cần sự khéo léo nhất định nên bạn cần cẩn thận khi thao tác để không làm hỏng thiết bị. Lưu ý nên ngắt điện trước khi làm đến khâu này để đảm bảo an toàn.
Vệ sinh lau rửa dàn nóng (cục nóng ngoài trời)
Để đảm bảo an toàn ,bạn cần tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện để tránh bị điện giật, hỏng máy. Tiếp theo, bạn dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt thẳng vào khe giữa các lá kim loại.
Trong quá trình xịt rửa, vệ sinh điều hòa dàn nóng, cần điều chỉnh lực phun phù hợp tránh tối đa việc làm dàn nóng bị móp biến dạng. Nếu bạn lỡ tay làm biến dạng các lá kim loại thì dùng vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá kim loại.
Gắn lại mặt trước điều hòa. Sau khi hoàn tất phần xịt rửa giàn lạnh, các tấm lọc bụi và làm sạch phần vỏ nhựa bạn hãy tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ. Để khoảng 30 phút cho thiết bị khô.
Bật máy lạnh và kiểm tra lại điều hòa nhiệt độ có hoạt động tốt không.
Việc tự vệ sinh điều hòa chỉ nên thực hiện khi bạn có đầy đủ dụng cụ, sự khéo léo và có chút am hiểu về các thiết bị điện máy. Nếu không, chỉ cần vệ sinh thường xuyên màng lọc là đã phần nào mang lại hiệu quả khi sử dụng. Hy vọng hướng dẫn trên sẽ giúp ích được nhiều cho khách hàng